vietnamese Tiếng Việt english English
Hôm nay:
Tin mới đăng:

Mản Thẩn là xã vùng cao nằm ở phía nam trung tâm của huyện Si Ma Cai. Toàn xã có 7 thôn gồm: Thôn Hoàng Thu Phố, Thôn Sẻ Mản Thẩn, thôn Sảng Mản Thẩn, thôn Say Sán Phìn, thôn Ngã Ba, thôn Sỉn Chù, thôn Chu Liền Chải. 1.Vị trí địa lý, diện tích và dân số: - Phía đông giáp xã Cán Hồ, xã Sán Chải, xã Quan Thần Sán huyện Si Ma Cai - Phía tây giáp xã Nàn Sán, xã Bản Mế huyện Si Ma Cai - Phía nam giáp xã Sín Chéng huyện Si Ma Cai - Phía bắc giáp xã Si Ma Cai, xã Nàn Sán huyện Si Ma Cai Tổng diện tích tự nhiên: 1.390 ha, trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp: 628.42 ha - Đất lâm nghiệp: 334.40 ha - Đất nhà ở: 11.21 ha - Đất chuyên dùng: 72.64 ha - Đất chưa sử dụng: 334.33 ha Tổng dân số: 1895 người trong đó nữ 948 người( số liệu thống kê năm 2012)Toàn xã có 6 dân tộc anh em sinh sống( dân tộc Mông, dân tộc Kinh, dân tộc Nùng, dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Thái). 2. Kinh tế - xã hội: Xã Mản Thẩn chủ yếu trồng trọt nông nghiệp lúa, ngô. Năm 201o giá trị sản xuất nông nghiệp là 11.37 tỷ đồng, trong đó ngành trồng trọt đạt 7.58 tỷ đồng chiếm 66.67%, chăn nuôi đạt 3.79 tỷ đồng chiếm 33.33%. tổng sản lượng lương thực có hạt đạt: 873 tấn.Bình quân lương thực /người/năm đạt 476kg. Hiện nay trên địa bàn xã có hướng phát triển làng nghề nấu rượu trắng tại thôn Sảng Mản Thẩn, ngoài ra có một số hộ gia đình kinh doanh dịch vụ xay xát, rèn đúc nông cụ sản xuất và chế biến một số hàng hóa thủ công khác. 3. Văn hóa - xã hội Mạng lưới trường lớp không ngừng được được củng cố và phát triển, nâng cao khả năng thu hút trẻ em trong độ tuổi đến trường, tính đến năm học 2010, trên địa bàn xã có 03 trường chính: gồm 1 trường Mầm non với 6 phân hiệu, 1 trường Tiểu học với 6 phân hiệu, 1 trường THCS. Tất cả giáo viên trong cấp học đều đạt 100% chuẩn theo quy định. Xã có 1 trạm y tế xây dựng tại thôn Chu Liền Chải Hiện tại 2/7 thôn đã có nhà văn hóa. 4. Giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ bản, bưu chính viễn thông: Tổng số đường giao thông trên địa bàn xã là 22.8km, đường liên xã 2 tuyến với 8km đường cấp A, đường liên thôn 14.8km, xe ô tô tải nhỏ có thể đến trung tâm thôn về mùa khô. Toàn xã có 6 tuyến kênh mương thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu cho 60% diện tích lúa nước. Hiện toàn xã có 2 trạm biến áp với tổng dung lượng 131.5KVA cơ bản đã cung cấp điện sinh hoạt cho 83% số hộ toàn xã.Xã cũng có Trạm thu pháp viễn thông; 01 bưu điện văn hóa xã. 5. Thu - chi ngân sách - Tổng thu ngân sách xã: 1.500 tỷ đồng. - Tổng chi ngân sách xã: 1.496 tỷ đồng.

Bùi Hồng Sâm 

1. Vị trí địa lý:
Xã Cán Cấu có một vị trí địa lý tương đối thuận lợi về giao thông, có diện tích tự nhiên là 1.629,0ha.
- Phía Bắc giáp xã Sán Chải.
- Phía Nam giáp huyện Bắc Hà.
- Phía Đông giáp xã Lùng Sui và xã Lử Thẩn.
- Phía Tây giáp xã Cán Hồ và xã Quan Thần Sán.
   Xã Cán Cấu là một xã vùng 3 nằm cách trung tâm huyện Si Ma Cai 8 km về phía Đông Nam, có tỉnh lộ 4D chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế – văn hoá trên địa bàn xã với các xã lân cận.
2. Địa hình:
Xã Cán Cấu là vùng núi, độ phân tầng cao từ 850 – 1.400m, địa hình có độ dốc lớn trên 25% chiếm tỉ lệ cao, đ­ược tạo bởi nhiều dãy núi chạy theo hư­ớng Tây Bắc – Đông Nam và thấp dần về phía Nam, mức độ chia cắt mạnh xen kẽ những dải núi cao là các thung lũng sâu và nhỏ, nhiều nơi tạo thành vách đứng cộng với độ che phủ rừng thấp nên trong mùa mưa rất dễ xảy ra quá trình rửa trôi, bào mòn tầng đất mặt và sạt lở diễn ra khá phổ biến. Hơn nữa sông suối của xã có bề rộng nhỏ và dốc nên cũng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.
3. Khí hậu:
Theo trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Lào Cai, xã Cán Cấu mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi vùng cao phía Bắc, được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm hơn 80% lượng mưa của cả năm, thời tiết nắng nóng, mư­a nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau thời tiết hanh khô và lạnh, lư­ợng mưa ít, có tháng hầu như­ không mưa. Mưa đá thư­ờng hay xảy ra vào các tháng 2, 3 và tháng 4. Lượng mư­a trung bình của năm khoảng từ 1.200- 2.000 mm. Nhiệt độ trung bình của năm thường từ 17 - 200c, nhiệt độ thấp rơi vào các tháng 1, 2 và tháng 12, nhiệt độ trung bình tháng từ 10 - 120c và nhiệt độ cao vào các tháng 6, 7 và tháng 8. Độ ẩm trung bình năm từ 85 - 88%. Mặt khác, do chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính Đông Bắc và Tây Tây Bắc nên diễn biến thời tiết khí hậu có phần thay đổi khác biệt theo thời gian và không gian. Một số nơi có năm đã xảy ra hiện tượng đột biến dị thường với các biểu hiện đặc trưng của hai yếu tố là nền nhiệt độ và lượng mư­a.
4. Thuỷ văn:
Trên địa bàn xã không có sông suối lớn, mạng lưới thuỷ văn của xã chủ yếu là các khe suối nhỏ dày đặc phân thành ranh giới giữa các dãy núi. Tuy nhiên chế độ nư­ớc của các con suối cũng ảnh hư­ởng theo mùa, nhiều nước về mùa mư­a, cạn kiệt về mùa khô nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong xã.
Đinh Thị Thanh Hảo – P.TNMT

1.  Vị trí địa lý:
Xã Bản Mế cách huyện Si Ma Cai 10km về phía Tây với tổng diện tích tự nhiên toàn xã đến năm 2010 là 1.954,00 ha.
- Phía Bắc giáp huyện M­ường Khương.
- Phía Nam giáp xã Sín Chéng.
- Phía Tây giáp xã Thào Chư Phìn.
- Phía Đông giáp xã Nàn Sán và Mản Thẩn.
2. Địa hình:
Xã Bản Mế là một xã miền núi, có địa hình phức tạp, được kiến tạo bởi nhiều dãy núi chạy dọc theo h­ướng Đông Bắc – Tây Nam thấp dần về phía Bắc. Do địa hình bị chia cắt, phân tầng độ dốc lớn, xen kẽ những dải núi cao là các thung lũng sâu và nhỏ, nhiều nơi tạo thành vách đứng, vì vậy dễ xảy ra sạt lở, xói mòn, rửa trôi đất trong mùa mưa, hơn nữa hệ thống sông suối của xã có bề rộng nhỏ và dốc nên gây nhiều khó khăn cho sản xuất  nông nghiệp trên địa bàn xã.
3. Khí hậu:
Xã Bản Mế mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi vùng cao phía Bắc. Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Lào Cai thì xã Bản Mế là xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do nằm sâu trong lục địa và bị ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi nh­ư sau:
Nhiệt độNhiệt độ trung bình năm từ 17 - 200C. Nhiệt độ thấp nhất diễn ra ở các tháng 11, 12 của năm tr­ước đến tháng 01, 02 của năm sau, nhiệt độ cao diễn ra ở các tháng 6, 7, 8 trong năm.
Lượng mưa: Tổng lượng mư­a hàng năm khá lớn trung bình năm từ 1.300-2.000mm như­ng lượng mưa phân bố không đều. Mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm hơn 80% lư­ợng m­ưa cả năm, mùa khô từ tháng 10 đến 3 năm sau, lượng mưa ít, có tháng hầu như không mưa. Mư­a đá th­ường xảy ra vào các tháng 2, 3, 4. Tổng số ngày mư­a trung bình cả năm khoảng 150 ngày.
Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm thấp, khoảng 1.300 giờ/năm.
- Gió, lốc: Si Ma Cai chịu ảnh của hai hướng gió chính, gió Đông Bắc có từ tháng 12 tới tháng 3 năm sau, gió Tây và Tây Bắc từ tháng 4 đến tháng 11. Trong các tháng 5, 6, 7 hay xuất hiện các đợt gió khô nóng, có đợt kéo dài đến 5, 6 ngày.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình từ 80 – 85%.
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân khoảng 60% tổng lư­ợng mư­a trong năm. Những tháng khô lư­ợng bốc hơi cao hơn so với lượng mư­a.
- S­ương: Do đặc thù của miền núi và các thung lũng kín gió mùa đông hay xuất hiện sư­ơng mù, ít xuất hiện sương muối.
4. Thuỷ văn:
Trên địa bàn xã Bản Mế có con Sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam – Trung Quốc chạy dọc theo khu vực  phía Đông Bắc của xã dài khoảng 4km. Khả năng bù đắp phù sa thấp, chỉ tạo thành một số thung lũng kiểu hẻm vực, thích hợp cho việc cấy lúa, trồng đậu… Do lòng sông sâu, hẹp, dốc, nhiều thác ghềnh nên ít có tác dụng trong giao thông vận tải, trong sản xuất (do lượng phù sa ít), l­ượng mư­a  không đều (mùa lũ 1760m3/s, mùa khô 17,6m3/s).
            Do có nhiều suối, khe lòng hẹp độ dốc lớn nên mùa m­ưa lư­ợng mưa tập trung dẫn đến tình trạng ngập úng, vào mùa khô thì l­ưu l­ượng và trữ lượng nư­ớc thấp gây nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
Đánh giá chung:
* Những thuận lợi:
- Nói chung với vị trí địa lý, và điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trư­ờng của Bản Mế có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội:
- Có giao thông thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá, mở rộng giao lư­u với các xã, huyện khác.
- Có điều kiện đất đai thuận lợi cho việc hình thành, mở rộng và phát triển các vùng chuyên canh theo hư­ớng sản xuất hàng hoá với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như­ đậu tư­ơng, cây ăn quả có giá trị kinh tế nh­ư Lê xanh…
 * Khó khăn, hạn chế:
- Hệ thống thuỷ văn có khả năng l­ưu trữ, cung cấp nư­ớc kém, gây tình trạng khô hạn, ảnh hư­ởng không nhỏ đến sản xuất trong mùa khô.
- Là một xã vùng cao địa hình hiểm trở, chủ yếu là đồi núi dốc, thời tiết khí hậu không thuận lợi, thiếu n­ước sinh hoạt và phục vụ sản xuất, thiếu đất canh tác trồng cây lư­ơng thực và các cây hàng hoá, tập quán canh tác còn độc canh, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế.
Đinh Thị Thanh Hảo - P.TNMT